CCI - Commodity Channel Index indicators

Là chỉ số giao động được sáng lập bởi ông Donald Lambert. Nó giao động giữa 2 vùng quá mua (overbought) và quá bán (oversold). Điều kiện làm việc tốt nhất của chỉ số này là thị trường trong trạng thái ít biến động, ảm đạm (sideways market), nó không làm việc tốt khi thị trường đang trong 1 xu hướng (trending market). Bởi thế nó phải được sử dụng kết hợp với các chỉ số khác, tốt nhất là dùng kết hợp với các chỉ số định hướng Directional Movement Index (DMI). Có thể lọai trừ những sai lầm khi bạn nhận được tín hiệu bán ở vùng quá mua (overbought) trong xu thế tăng giá (bull market).


Công thức tính tóan:

1. Calculate the average price of the period
i. Average Px = (high + Low + Close) / 3
2. Calculate the Moving Average over ''''n'''' periods
i. MA = (Close 1 + Close 2 + Close 3 = ... +
Close n) / n
3. Calculate the mean deviation over ''''n'''' periods
i. Mean Deviation = ([MA last - Avg Px 1 [+] MA
last - Avg Px 2 [ + ...+ ] MA last - Avg Px n]) / n
4. CCI = (Average Price - MA) / (0.015* Mean Deviation)

Lambert đề xuất sử dụng về 1/3 chu kỳ thông thường của thị trường nó giống như là 1 giới hạn tốt nhất cho CCI. Nếu chu kỳ bình thường của thị trường là 90 ngày thì nên sử dụng thông số n=30 ngày và nên sử dụng đồ thị ngày.

CCI về bản chất là đo lường khỏang cách bao xa từ đường giá đến đường trung bình của giá (Moving Average) và đo chúng di chuyển nhanh như thế nào. Nếu đường giá nằm bên phải đường MA (Moving Average) thì giá trị của CCI sẽ là 0. Hằng số (0.015) bị hạn chế khỏang 80% thời gian nằm trong khỏang từ -100 đến +100.

Cách sử dụng:

Có nhiều chỉ dẫn để sử dụng chỉ số này nhưng có 2 cách thường dùng nhất là:

1. Tín hiệu mua và bán thật sự: Khi chỉ số CCI trên +100 và thị trường là quá mua (overbought) thì đó là cơ hội bán của chúng ta. Và khi thị trường là quá bán (oversold) với chỉ số CCI dưới -100 thì đó là cơ hội mua của chúng ta.

2. Phân kỳ (Divergence Indicator): Nếu đường giá tăng mà chỉ số CCI giảm thì giá sẽ thường đổi chiều sau đó.

Nó thật sự là chỉ số mạnh khi được kết hợp với các chỉ số về đường hướng (directional indicator). Nó sẽ cho tín hiệu sai khi xu hướng của thị trường chống lại cái tín hiệu đó. Ngược lại nó rất chính xác khi có tín hiệu mua trong thị trường tăng (bull market) và tín hiệu bán khi thị trường giảm (bear market).

Có rất nhiều cách sử dụng chỉ báo này. Nó có thể sử dụng để xác nhận điểm thóat (breakout) trong phạm vi gần của xu hướng. Nó còn được sử dụng để đo gia tốc của thị trường.

Ví dụ dưới đây chỉ báo CCI cho tín hiệu bán khi > +100 và tín hiệu mua khi <-100

#chứng khoán#chứng khoán #các tín hiệu biểu đồ#các tín hiệu biểu đồ

Chia sẻ

Bài viết liên quan

Các chỉ số cơ bản trong chứng khoán

Các chỉ số cơ bản trong chứng khoán

Chỉ số giá chứng khoán (tiếng Anh: Price Index) chỉ số chủ yếu để đo lường sự biến động giá chứng khoán trên thị trường.

2 Năm trước

DÃY SỐ FIBONACCI - XÁC ĐỊNH MỨC KHÁNG CỰ / HỖ TRỢ TRONG CHỨNG KHOÁN

DÃY SỐ FIBONACCI - XÁC ĐỊNH MỨC KHÁNG CỰ / HỖ TRỢ TRONG CHỨNG KHOÁN

Dãy số nổi tiếng của Fibonacci đã được ứng dụng phổ biến trong việc kinh doanh tài chính. Fibonacci là công cụ sử dụng những tỷ lệ đặc biệt xảy ra trong tự nhiên để giúp chúng ta dự báo hay đoán trước được các điểm hỗ trợ hay kháng cự.

2 Năm trước

CCI - Commodity Channel Index indicators

CCI - Commodity Channel Index indicators

Là chỉ số giao động được sáng lập bởi ông Donald Lambert. Nó giao động giữa 2 vùng quá mua (overbought) và quá bán (oversold)

2 Năm trước