DÃY SỐ FIBONACCI - XÁC ĐỊNH MỨC KHÁNG CỰ / HỖ TRỢ TRONG CHỨNG KHOÁN

Dãy số nổi tiếng của Fibonacci đã được ứng dụng phổ biến trong việc kinh doanh tài chính. Fibonacci là công cụ sử dụng những tỷ lệ đặc biệt xảy ra trong tự nhiên để giúp chúng ta dự báo hay đoán trước được các điểm hỗ trợ hay kháng cự.

Dãy Fibonacci xuất hiện ở khắp nơi trong thiên nhiên. Những chiếc lá trên một nhành cây mọc cách nhau những khoảng tương ứng với dãy số Fibonacci. Các số Fibonacci xuất hiện trong những bông hoa. Hầu hết các bông hoa có số cánh hoa là một trong các số: 3,5,8,13,21,34,55 hoặc 89. Hoa loa kèn có 3 cánh, hoa mao lương vàng có 5 cánh, hoa phi yến thường có 8 cánh, hoa vạn cúc thọ có 13 cánh, hoa cúc tây có 21 cánh, hoa cúc thường có 34, hoặc 55 hoặc 89 cánh. Các số Fibonacci cũng xuất hiện trong các bông hoa hướng duơng. Những nụ nhỏ sẽ kết thành hạt ở đầu bông hoa hướng dương được xếp thành hai tập các đường xoắn ốc: một tập cuộn theo chiều kim đồng hộ, còn tập kia cuộn ngược theo chiều kim đồng hồ. Số các đường xoắn ốc hướng thuận chiều kim đồng hồ thường là 34 còn ngược chiều kim đồng hồ là 55. Đôi khi các số này là 55 và 89, và thậm chí là 89 và 144. Tất ca các số này đều là các số Fibonacci kết tiếp nhau( tỷ số của chúng tiến tới tỷ số vàng).

Ứng dụng trên biểu đồ.

Thông thường 1 cổ phiếu lên hoặc xuống sẽ dừng lại tại những mức hỗ trợ hoặc kháng cự 0%, 23.6%, 38.2, 50%, 61.8%, 100%...

Mức kháng cự là mức kỳ vọng giá cổ phiếu sẽ đặt đến. Ví dụ giá cổ phiếu STB hiện tại đang là 30 thì mức kháng cự kế tiếp cổ phiếu tăng là 35, nếu vượt qua mức 35 thì mức kháng cự kế tiếp là 40...

Mực hỗ trợ là mức là kỳ vọng giá cổ phiếu sẽ không giảm qua mức này. Ví dụ giá cổ phiếu STB hiện tại là 30 thì mức hỗ trợ để cổ phiếu giảm dừng lại ở 25.

Xác định mức độ hỗ trợ/kháng cự CÁC MỨC GIẢM % sau khi đã đạt mức ĐỈNH.
Sau khi xác định được mức ĐÁY và ĐỈNH trong 1 khoảng thời gian, DÃY FIBONACCI sẽ xuất hiện tương ứng với các vị trí hỗ trợ, kháng cự 23.6%, 38.2, 61.8%, 50%...

Ví dụ cổ phiếu STB sau khi đã xác định Đáy ngày 20/02/2009 (giá 10.4) Đỉnh 12/06/2009 (giá 32.6) dãy fibonacci sẽ xuất hiện những % hỗ trợ và kháng cự tương ứng với Đáy và Đỉnh đã chọn.
Sau khi xác định đỉnh cổ phiếu STB rớt hiệu mức hỗ trợ 23.6% và bật lên trên mức đỉnh cũ. Đến ngày 20/11/2009 STB vượt xuống mức hỗ trợ 23.6% khi đó mức hỗ trợ tiếp theo là 38.2% và mức 23.6% trở thành mức kháng cự.

Xác định mức độ hỗ trợ/kháng cự CÁC MỨC TĂNG % sau khi đã đạt mức ĐÁY.
Sau khi xác định được mức ĐỈNH và ĐÁY trong 1 khoảng thời gian, DÃY FIBONACCI sẽ xuất hiện tương ứng với các vị trí hỗ trợ, kháng cự 0%, 23.6%, 38.2, 50%, 61.8%, 100%...

Ví dụ cổ phiếu ITA sau khi đã xác định Đỉnh 100%( giá 53) và Đáy ngày 0% (giá 9.6) dãy fibonacci sẽ xuất hiện những đường % hỗ trợ và kháng cự tương ứng với Đáy và Đỉnh đã chọn.

ITA sau khi đã vượt mức kháng cự 61.8% (giá 36.4) thì mức kỳ vọng kết tiếp sẽ vượt đến mức kháng cự 100%.

Kết Luận:

Fibonacci chỉ ra những mức hỗ trợ và kháng cự giúp xác định rõ hơn mức tăng hoặc giảm kế tiếp.
Mức kháng cự sẽ trở thành mức hỗ trợ khi đường giá vượt lên mức kháng cự đó.
Mức hỗ trợ sẽ trở thành mức kháng cự khi đường giá vượt xuống mức hỗ trợ đó.
Chúng ta nên giao dịch tại những mức hỗ trợ/ kháng cự của Fibonacci

#chứng khoán#chứng khoán #các tín hiệu biểu đồ#các tín hiệu biểu đồ

Chia sẻ

Bài viết liên quan

Các chỉ số cơ bản trong chứng khoán

Các chỉ số cơ bản trong chứng khoán

Chỉ số giá chứng khoán (tiếng Anh: Price Index) chỉ số chủ yếu để đo lường sự biến động giá chứng khoán trên thị trường.

3 Năm trước

CHỈ SỐ SỨC MẠNH TƯƠNG ĐỐI - RSI - RELATIVE STRENGTH INDEX

CHỈ SỐ SỨC MẠNH TƯƠNG ĐỐI - RSI - RELATIVE STRENGTH INDEX

Chỉ số RSI dùng để đo sức mạnh hoặc độ yếu tương đối của một loại chứng khoán khi nó tự so sánh với chính nó trong một khoảng thời gian nhất định (thường dùng là 14 ngày). RSI là một công cụ đo dao động (oscillator) có biên trên và biên dưới dao động 0-100 (Phần dưới cùng của biểu đồ trên: RSI – 14 ngày)

3 Năm trước

CCI - Commodity Channel Index indicators

CCI - Commodity Channel Index indicators

Là chỉ số giao động được sáng lập bởi ông Donald Lambert. Nó giao động giữa 2 vùng quá mua (overbought) và quá bán (oversold)

3 Năm trước