Ichimoku và Tín Hiệu Ichimoku

Phần 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỒ THỊ ICHIMOKU KINKO HYO
1. Giới thiệu

- Ichimoku Kinko Hyo là một kỹ thuật đồ thị được tạo ra trước thế chiến thứ 2 bởi 1 phóng viên người Nhật là Goichi Hosoda, đã nhanh chóng trở thành công cụ khá phổ thông cho các nhà đầu tư Nhật, không chỉ riêng cho thị trường cổ phiếu mà nó còn được sử dụng cho currency, bond, futures, commodity và options markets cũng rất tốt. Đây là 1 kỹ thuật được công bố cách đây 30 năm nhưng trong những năm gần đấy mới thật sự gây được chú ý bởi lợi ích mà nó đem lại.

- Ichimoku Kinko Hyo có nghĩa là "Cái nhìn thóang qua về sự cân bằng của đồ thị giữa giá và thời gian", phác hoạ lại diễn biến của giá trên biểu đồ một cách trực quan giúp các Trader có một cái nhìn sâu sắc hơn, toàn diện hơn vào hành động giá để nhanh chóng xác định xu thế sắp tới và thời điểm thích hợp để ra/vào thị trường. Đây là chỉ báo độc lập không cần sự giúp đỡ của các kỹ thuật phân tích nào khác.

2.Cấu tạo

Đồ thị Ichimoku gồm có 5 đường. trong đó có đến 4 đường được tính đơn giản bằng cách lấy trung bình giá cao nhất và giá thấp nhất.

1. Tenkan-Sen = Conversion Line = (Highest High + Lowest Low) / 2, sử dụng cho 9 phiên

2. Kijun-Sen = Base Line = (Highest High + Lowest Low) / 2, sử dụng cho 26 phiên

3. Chikou Span = Lagging Span = Giá đóng cửa hôm nay, được vẽ cho 26 phiên sau

4. Senkou Span A = Leading Span A = (Tenkan-Sen + Kijun-Sen) / 2, được vẽ cho 26 phiên đầu

5. Senkou Span B = Leading Span B = (Highest High + Lowest Low) / 2, sử dụng cho 52 phiên, được vẽ cho 26 phiên đầu. Ngoài ra, khoảng cách giữa hai đường Leading Span A và B được gọi là “Kumo” hay “Cloud”.

Ichimoku sử dụng 3 phiên chủ yếu theo chuẩn: 9, 26 và 52. Khi xưa Ichimoku được tạo ra (vào năm 1930) lúc đó 1 tuần giao dịch 6 ngày và chuẩn được chọn tương ứng là: 1tuần rưỡi, 1 tháng và 2 tháng. Nhưng bây giờ 1 tuần hiện chỉ giao dịch có 5 ngày thì chuẩn được chọn thay đổi tương ứng là: 7, 22 và 44 phiên.

Phần 2 : TÍN HIỆU ICHIMOKU


Tenkan Sen & Kijun Sen
Tin hiểu xảy ra khi 2 đường Tenkan Sen & Kijun Sen cắt nhau.

 

Kijun Sen & Đường Giá
Tin hiểu xảy ra khi 2 đường Kijun Sen và Đường Giá cắt nhau.

 

Mây Kumo & Đường Giá

 

MÂY KUMO (SPAN A & SPAN B - 2 đường tạo Mây Kumo)
Tín hiệu xảy ra khi Senkou Span A & Senkou Span B cắt nhau

Senkou Span là đường dự đoán cho 26 ngày đi trước Đường Giá.

 

CHIKOU SPAN & ĐƯỜNG GIÁ
Tin hiểu xảy ra khi 2 đường CHIKOU SPAN và Đường Giá cắt nhau.

Chú ý đường CHIKOU SPAN phải tăng khi vượt lên đường giá cho chu kỳ tăng và giảm khi vượt xuống đường giá cho chu kỳ giảm.

#chứng khoán#chứng khoán #các tín hiệu biểu đồ#các tín hiệu biểu đồ

Chia sẻ

Bài viết liên quan

Đường trung bình (Moving Averages) trong chứng khoán

Đường trung bình (Moving Averages) trong chứng khoán

Một đường trung bình là cách làm phẳng hoạt động biến động giá theo thời gian. Nghĩa là bạn lấy giá trị trung bình của giá đóng trong một khoảng thời gian “x”. 

2 Năm trước

PSAR - Parabolic SAR trong chứng khoán

PSAR - Parabolic SAR trong chứng khoán

PSAR là một chỉ số cho biết rất sớm (rất nhạy) sự xuất hiện của trend. Nhược điểm của nó là chỉ báo up hay down. Nó không thể hiện tình trạng non-trend của thị trường. Tiếc thay, trạng thái này lại chiếm thời lượng khá lớn.

2 Năm trước

DÃY SỐ FIBONACCI - XÁC ĐỊNH MỨC KHÁNG CỰ / HỖ TRỢ TRONG CHỨNG KHOÁN

DÃY SỐ FIBONACCI - XÁC ĐỊNH MỨC KHÁNG CỰ / HỖ TRỢ TRONG CHỨNG KHOÁN

Dãy số nổi tiếng của Fibonacci đã được ứng dụng phổ biến trong việc kinh doanh tài chính. Fibonacci là công cụ sử dụng những tỷ lệ đặc biệt xảy ra trong tự nhiên để giúp chúng ta dự báo hay đoán trước được các điểm hỗ trợ hay kháng cự.

2 Năm trước