Hiếm có ai kinh doanh nhà đất để lấy tiền đi làm từ thiện như Tiến sĩ – lương y Trần Quang Việt – Giám đốc Công ty Y học cổ truyền Nam Phương, kiêm trợ lý Tổng Biên Tập tạp chí Thương gia và Thi trường, trưởng ban Từ thiện Viện Khoa học nghiên cứu nhân nhân tài nhân lực. Từ những năm 90, ông đã không quản đường xa xách ba lô cùng nhiều bác sĩ ở BV Chợ Rẫy, Y Dược TP HCM.. đi khám bệnh miễn phí cho người dân nghèo vùng sâu vùng xa.
Gọi lương y Trần Quang Việt là thầy thuốc cũng đúng, mà nói ông là doanh nhân cũng chẳng sai. Lúc thì ông khám bệnh, cắt thuốc, khi lại thấy ông kinh doanh nhà đất. Hỏi ông nghề nào là nghề chính? – Ông cười, ông kinh doanh nhà đất để có tiền làm từ thiện. Thậm chí, có những hành trình khám bệnh miễn phí cho người nghèo ông bỏ tiền túi ra lo hết thuốc men cho chuyến đi.
Lương y Việt chia sẻ: “Nghề” chính của chú là sống làm sao cho trọn một kiếp con người, để khi mất đi, tâm hồn thanh thản”. Ông nói, “thấy người ta nghèo khổ quá, tự nhiên chú thấy buồn ghê lắm, chú muốn làm gì đó cho họ bớt khổ”. Sẵn làm thầy thuốc, lương y Trần Quang Việt luôn bị thôi thúc phải làm sao cho họ được thuốc uống, họ không có tiền vẫn có thuốc uống. Mà phát thuốc miễn phí cho người nghèo, ông cũng phải khám bệnh, cho họ uống thuốc đúng bệnh, đúng liều lượng, đúng thời gian… Đã 30 năm qua, cuộc đời lương y Trần Quang Việt gắn liền với công việc thiện nguyện, như một mệnh lệnh từ trái tim, khó có thể cưỡng lại được.
Những ngày cuối tháng 8, đầu tháng 9/2021, khi dịch Covid-19 bùng lên mạnh mẽ ở TP Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh phía Nam như Long An, Bình Dương… lương y Việt cũng sốt ruột ghê gớm, nhất là khi có nhiều bệnh nhân dương tính Covid-19 phải tự chữa bệnh tại nhà. Tình hình vô ccungfnguy kịch, số lượng tử vong tăng dần theo từng ngày, trong khi Bộ Y tế còn quá “thận trọng”, không đưa ra phác đồ cụ thể nào để hướng dẫn bệnh nhân F0 tự chữa bệnh tại nhà, mà lúc này virus Delta ủ bệnh mau, phát bệnh nhanh đến mức cả bác sĩ cũng trở tay không kịp trước mức độ tàn phá hệ hô hấp và sức khỏe người bệnh.
Nghĩ là làm, dựa vào vốn kinh nghiệm lâu năm trong y học cổ truyền, lương y Trần Quang Việt đã tự ngồi viết một danh sách các loại thuốc phòng ngừa bệnh, giúp người bệnh có thể dùng thuốc ngay khi phát hiện dương tính với virus SARS-CoV-2. Các loại thuốc cụ thể nhằm hạ sốt và bổ sung các nhóm vitamin C, vitamin tổng hợp… cũng như chữa các triệu chứng thông thường kèm theo dịch Covid-19.
Các loại thuốc được lương y Việt viết rõ ràng, rành mạch, trở thành “kim chỉ nam” cho khá nhiều người dân quanh vùng và người bệnh ở TP HCM… Ông cũng gửi bài thuốc cho đồng nghiệp, bạn bè… để ai cần giúp đỡ có thể chủ động mua thuốc, chủ động điều trị với những kết quả khả quan nhất. Nhiều người bệnh đã thoát khỏi cửa tử trong gang tấc trong tình hình nguy kịch, muốn gặp được nhân viên y tế, bác sĩ khó như lên giời. Họ truyền tay nhau bài thuốc của lương y Việt như một “món quà” giữa mùa dịch.
Những việc thiện mà lương y Trần Quang Việt đã làm chẳng thể kể hết trong một sớm một chiều. Ông bốn năm liên tiếp kết hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước và Bệnh viện Đa khoa huyện Cần Giuộc, Long An đi khám chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí, trao quà cho bà con nghèo khó ở nhiều địa phương: Yên Bái, Hà Giang, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hải Phòng… Đáng nhớ nhất là chuyến từ thiện Hà Giang trong ngày mùa đông lạnh cắt da thịt, lương y Trần Quang Việt cùng đội ngũ y bác sỹ không ngại đường xa bay từ Long An ra Hà Nội rồi vượt hàng trăm cây số đèo dốc hiểm trở. Đợt ấy ông cùng Tạp chí Thương gia và Thị trường, Viện Khoa học nghiên cứu nhân tài nhân lực và đội ngũ y bác sỹ BV Đa khoa Cần Giuộc không quản đường xá xa xôi lên Hà Giang khám chữa bệnh miễn phí cho bà con tại xã Cán Chu Phìn, huyện Mèo Vạc.
Lại có lần ông đi từ thiện tại Bình Phước về bị ngã bệnh nặng, trải qua trận ốm thập tử nhất sinh nhưng ông chẳng nề hà, hôm sau vẫn vui vẻ cùng Tạp chí và Viện Khoa học nghiên cứu nhân lực nhân tài lên đường đi thiện nguyện.
Chuyến đi nào của ông, cũng có người vợ hiền là TS Lâm Bích Phượng song hành. Bà cùng ông hết lòng hoạt động từ thiện và khám chữa bệnh. Hai vợ chồng lương y hiện mỗi người quản lý một phòng khám riêng, cùng nhau hỗ trợ, cùng nhau song hành.
Đến nay, dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, phòng khám của lương y Trần Quang Việt vẫn ngừng hoạt động. Các hoạt động từ thiện cũng đành gác lại vì công tác phòng chống dịch nghiêm ngặt ở các địa phương. Nhưng không vì lẽ đó mà ông rảnh rỗi. Ông lại lao vào một lĩnh vực mới, đó là sản xuất khẩu trang N95 cùng các anh em thân thiết của Công ty TNHH Bảo Vương Thông 3T (KCN Tân Đức, huyện Đức Hòa, Long An).
Theo lương y Trần Quang Việt, vaccine chỉ là phương án đối phó nhằm giảm thiểu tối đa những triệu chứng nặng của Covid-19. Muốn ngăn chặn dịch bệnh không có gì tốt hơn khẩu trang, “lá chắn” không thể thiếu bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong mùa dịch, và cả quãng thời gian sau này. Khẩu trang cũng là yếu tố đầu tiên của thông điệp 5K mà Bộ Y tế luôn cố gắng truyền tải đến người dân. Quan trọng hơn, muốn đảm bảo sức khỏe thì chất lượng khẩu trang phải được đặt lên hàng đầu.
Lương y Việt cùng mọi người luôn coi trọng đến chất lượng khẩu trang, đồng thời cố gắng giữ mức giá khẩu trang vừa tầm để người dân được tiếp cận với khẩu trang chuẩn nhất. Ông nói, có hai loại khẩu trang, một đạt tiêu chuẩn châu ÂU, quốc tế, chỉ số chống bụi mịn 95%, lớp kháng khuẩn đạt hơn 98%, phù hợp cho tuyến đầu, các bác sĩ trực tiếp điều trị bệnh nhân Covid-19. Loại thứ hai bình dân hơn, phù hợp cho công nhân viên, không trực tiếp làm việc với F0 nhưng có nguy cơ… Cả hai loại khẩu trang đều được sản xuất với dây chuyền hiện đại, tránh sự xâm nhập của virus một cách tốt nhất.
Giờ, các sản phẩm khẩu trang vẫn đang từng ngày được “thai nghén” ra lò. Còn lương y Trần Quang Việt vẫn luôn hy vọng có đủ sức khỏe để tiếp tục làm những gì mình thích, đi những nơi cần đi, đến những nơi cần đến để giúp người bệnh nghèo sớm được chữa khỏi bệnh, học sinh nghèo khó có được căn nhà tươm tất, người già neo đơn được nuôi dưỡng, người khuyết tật có được phương tiện mưu sinh, người dân miền Trung vượt qua được mùa lũ… Cả đời ông tâm niệm, ông nguyện được làm từ thiện suốt đời, lan tỏa trái tim thiện nguyện đến thật nhiều người khác để cuộc sống này vơi bớt nghèo đói, vất vả…
Công dụng: 👉 Hỗ trợ bổ thận dương, bổ thân âm, tráng dương, mạnh gân cốt 👉 Hỗ trợ tăng cường sinh lực và chức năng sinh lý nam, nữ Đối tượng sử dụng: #nam và #nữ 👉 Nam giới bị suy giảm sinh lý, di tinh, mộng tinh, xuất tinh sớm, mãn dục nam 👉 Nam hoặc nữ có chức năng thận yếu, đau lưng mỏi gối, tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu rát, tiểu không tự chủ Cách dùng: người lớn uống ngày 2 lần, sáng 2 viên, chiều hoặc tối 2 viên
2 Năm trước
Công dụng: 👉 Hỗ trợ bổ thận dương, mạnh gân cốt 👉 Giảm đau nhức xương khớp do phong thấp Đối tượng sử dụng: 👉 Người bị đau xương khớp, đau cột sống do phong thấp Cách dùng: người lớn 1-2 viên/ lần x 2 lần/ ngày
2 Năm trước
Trung tuần tháng 4/2021 vừa qua, Công ty Y học cổ truyền Nam Phương và các mạnh thường quân đã lặn lội về Thanh Hóa trao nhiều phần quà ý nghĩa trị giá gần 100 triệu đồng đến các gia đình có công và người nghèo. Điểm dừng chân là địa bàn xã Hải Thọ, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
2 Năm trước
Sáng 24/2, tại Thủ đô Hà Nội, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam đã phối hợp với tuần báo Ngày Nay tổ chức Hội nghị “Y học cổ truyền với sự phát triển cộng đồng” dành cho các lương y có nhiều thành tích, đóng góp trong việc bảo tồn và phát triển bài thuốc gia truyền phục vụ sức khỏe cộng đồng.
2 Năm trước
Tôi gặp Lương y Trần Quang Việt trong một chiều mùa Hạ khi mặt trời dần khuất vào sau các dãy nhà cao tầng san sát và Hà Nội vẫn oi bức như mọi lần. Ông có một vóc dáng thon nhỏ, nhanh nhẹ, hoạt bát và là người có nhiều năm “khổ luyện” để chắt chiu từng cọng lá thuốc giúp chữa bệnh, cứu người…
2 Năm trước
Một con người điềm đạm, trọng nghĩa tình, luôn tận tâm với nghề, hết lòng với nghiệp. Đó là lương y Trần Quang Việt, người luôn gắn bó với ngành y học cổ truyền bằng ngọn lửa đam mê, một vị thầy thuốc luôn lấy chữ Tâm, chữ Đức là phương châm trong nghề làm thuốc
2 Năm trước