Bollinger Bands - Dải Bollinger

Giới thiệu

Được John Bollinger phát triển, Bollinger Bands là một công cụ cho phép người sử dụng so sánh độ bất ổn định và các mức giá liên quan theo một khoảng thời gian. Công cụ này bao gồm 03 đường được thiết kế để bao quanh phần lớn hoạt động của giá một cổ phiếu.

Một đường trung bình ở giữa
Một đường bên trên (SMA cộng 2 standard deviations)
Một đường bên dưới (SMA trừ 2 standard deviations)
Standard deviation là một đơn vị đo lường thống kê cung cấp sự đánh giá độ bất ổn định của đồ thị giá. Sử dụng standard deviation đảm bảo các đường bollinger sẽ đáp ứng nhanh với các biến động giá và phản hồi độ bất ổn định cao hay thấp. Giá tăng hoặc giảm đột ngột sẽ tạo thành dãy băng rộng.

Sử dụng

Ngoài việc xác định quan hệ giữa các mức giá và độ bất ổn định, đường Bollinger Bands có thể kết hợp với biến động giá và các công cụ khác để đưa ra tín hiệu và dự báo các biến động quan trọng.

Đường giá xuống dải Bollinger dưới: tín hiệu mua được hình thành khi đường giá xuống và chạm dải Bollinger dưới thì khả năng bật lên lại của đường giá sẽ có thể xuất hiện.

Đường giá lên dải Bollinger trên: tín hiệu bán được hình thành khi đường giá lên và chạm dải Bollinger trên thì khả năng bật xuống lại của đường giá sẽ có thể xuất hiện.

Double tín hiệu mua : một tín hiệu Double Bottom Buy  được tạo thành khi giá vượt qua đường bollinger dưới và nằm bên trên đường bollinger dưới sau khi tạo tiếp mức giá thấp tiếp theo. Mức giá thấp có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với mức giá thấp trước đó. Điều quan trọng là mức thấp thứ hai phải nằm trên đường bollinger dưới. Giá chuyển sang xu hướng lên được xác định khi giá di chuyển lên trên đường bollinger giữa.

Double tín hiệu bán : Một tín hiệu Double Top Sell được tạo thành khi giá vượt qua đường bollinger trên và đỉnh của đợt tăng giá kế tiếp không vượt qua được đường bollinger trên. Giá chuyển sang xu hướng xuống được xác định khi giá di chuyển xuống bên dưới đường bollinger giữa.

Việc thay đổi giá đột ngột có thể xảy ra sau khi dãy bollinger thu hẹp lại và sự bất ổn định thấp. Trong ví dụ này, đường bollinger không đưa ra bất kỳ tín hiệu nào về xu hướng của giá trong thời gian tới. Xu hướng phải được xác định bằng cách sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật khác. Nhiều cổ phiếu chuyển sang biến động mạnh sau một khoảng thời gian biến động ít. Việc sử dụng đường bollinger có thể xác định mức độ biến động dễ dàng bằng quan sát đồ thị. Dãy băng hẹp cho biết thị trường ít biến động và dãy băng rộng cho biết thị trường biến động mạnh. Độ biến động có thể quan trọng với những người chơi “options” bởi vì giá của “options” sẽ rẻ hơn khi độ biến động thấp.

Dải Bollinger thu hẹp: dãy băng bollinger thu hẹp trước khi có biến động mạnh

Kết luận

Mặc dù đường Bollinger có thể giúp tạo các tín hiệu mua và bán, nhưng đường bollinger không được thiết kế để xác định xu hướng trong tương lai. Đường Bollinger được thiết kế để bổ sung cho việc phân tích kỹ thuật và các công cụ khác. Bản thân đường Bollinger đáp ứng 02 chức năng chính :

Xác định các khoảng thời gian độ biến động cao hoặc thấp
Xác định các khoảng thời gian giá đang ở mức kháng cự hay hỗ trợ.
Như đã đề cập ở trên, giá cổ phiếu có thể chuyển đổi qua lại giữa biến động mạnh và biến động thấp. Đường Bollinger có thể xác định khoảng thời gian biến động ít do đó có thể đáp ứng vai trò một công cụ cảnh báo động thái của giá cổ phiếu. Trong phân tích kỹ thuật, kết hợp cùng các công cụ khác, đường bollinger có thể giúp xác định chiều của một biến động mạnh.

Hãy nhớ rằng tín hiệu mua và bán không được đưa ra khi giá chạm đường bollinger trên và dưới. Các mức này chỉ cho biết giá đang ở mức cao hoặc thấp trên một nền tảng tương đối.

#chứng khoán#chứng khoán #các tín hiệu biểu đồ#các tín hiệu biểu đồ

Chia sẻ

Bài viết liên quan

Hướng dẫn cách Đầu tư Chứng khoán cơ bản cho người mới

Hướng dẫn cách Đầu tư Chứng khoán cơ bản cho người mới

Cách chọn cổ phiếu tốt, khi nào nên mua hoặc bán. 5 cách để tăng hiệu quả đầu tư chứng khoán  4 bí quyết trở thành nhà đầu tư giỏi 5 cách nhanh nhất để phát hiện cổ phiếu tiềm năng Hàng loạt công thức, kỹ thuật đầu tư hiệu quả bền vững để thành công với chứng khoán Dự báo Kinh Tế VN và Xu hướng Đầu Tư CK Nắm bắt và có những bài học thực tế từ những bí quyết đầu tư của Akira Lê

2 Năm trước

Các chỉ số cơ bản trong chứng khoán

Các chỉ số cơ bản trong chứng khoán

Chỉ số giá chứng khoán (tiếng Anh: Price Index) chỉ số chủ yếu để đo lường sự biến động giá chứng khoán trên thị trường.

2 Năm trước

Đường trung bình (Moving Averages) trong chứng khoán

Đường trung bình (Moving Averages) trong chứng khoán

Một đường trung bình là cách làm phẳng hoạt động biến động giá theo thời gian. Nghĩa là bạn lấy giá trị trung bình của giá đóng trong một khoảng thời gian “x”. 

2 Năm trước

DÃY SỐ FIBONACCI - XÁC ĐỊNH MỨC KHÁNG CỰ / HỖ TRỢ TRONG CHỨNG KHOÁN

DÃY SỐ FIBONACCI - XÁC ĐỊNH MỨC KHÁNG CỰ / HỖ TRỢ TRONG CHỨNG KHOÁN

Dãy số nổi tiếng của Fibonacci đã được ứng dụng phổ biến trong việc kinh doanh tài chính. Fibonacci là công cụ sử dụng những tỷ lệ đặc biệt xảy ra trong tự nhiên để giúp chúng ta dự báo hay đoán trước được các điểm hỗ trợ hay kháng cự.

2 Năm trước

CHỈ SỐ SỨC MẠNH TƯƠNG ĐỐI - RSI - RELATIVE STRENGTH INDEX

CHỈ SỐ SỨC MẠNH TƯƠNG ĐỐI - RSI - RELATIVE STRENGTH INDEX

Chỉ số RSI dùng để đo sức mạnh hoặc độ yếu tương đối của một loại chứng khoán khi nó tự so sánh với chính nó trong một khoảng thời gian nhất định (thường dùng là 14 ngày). RSI là một công cụ đo dao động (oscillator) có biên trên và biên dưới dao động 0-100 (Phần dưới cùng của biểu đồ trên: RSI – 14 ngày)

2 Năm trước

Ichimoku và Tín Hiệu Ichimoku

Ichimoku và Tín Hiệu Ichimoku

Ichimoku Kinko Hyo là một kỹ thuật đồ thị được tạo ra trước thế chiến thứ 2 bởi 1 phóng viên người Nhật là Goichi Hosoda, đã nhanh chóng trở thành công cụ khá phổ thông cho các nhà đầu tư Nhật, không chỉ riêng cho thị trường cổ phiếu mà nó còn được sử dụng cho currency, bond, futures, commodity và options markets cũng rất tốt

2 Năm trước